Bản đồ - An Huy (Anhui Sheng)

An Huy (Anhui Sheng)
An Huy (, IPA:ánxwéi) là một tỉnh của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Năm 2020, An Huy là tỉnh đông thứ tám về số dân, đứng thứ 11 về kinh tế Trung Quốc với 61,02 triệu dân, tương đương với Cộng hòa Nam Phi và 3.868 tỷ NDT (560 tỷ USD), tương đương với Na Uy. An Huy có chỉ số GDP đầu người đứng thứ 15, đạt 63.382 NDT (tương ứng 9.186 USD).

Tỉnh nằm ở Hoa Đông và trải dài trên các đồng bằng Trường Giang và Hoài Hà, An Huy giáp với Giang Tô ở phía đông, Chiết Giang ở phía đông nam, Giang Tây ở phía nam, Hồ Bắc ở phía tây nam, Hà Nam ở phía tây bắc, và giáp với Sơn Đông trên một đoạn nhỏ ở phía bắc. Tỉnh lị An Huy là Hợp Phì.

Vào đầu thời Thanh, An Huy thuộc tỉnh Giang Nam, đến năm Khang Hi thứ 6 (1667), triều đình đã tách tỉnh Giang Nam thành tỉnh Giang Tô và An Huy. Tên gọi "An Huy" bắt nguồn từ tên của hai thành phố phía nam của tỉnh là An Khánh và Huy Châu (nay là Hoàng Sơn). Giản xưng của An Huy là "皖" (Wǎn, âm Hán Việt là Hoản, Hoàn hay Hoán)

An Huy được xem là một trong những nơi khởi nguyên của dân tộc Trung Hoa, vào thời đại đồ đá cũ cách nay khoảng từ 2 đến 3 triệu năm trước, trên địa bàn An Huy ngày nay đã xuất hiện người Hòa Huyện Viên (和县猿人) có khả năng đứng thẳng người khi di chuyển. Vào cuối những năm 1970 và đầu 1980, tại di chỉ Tiết Gia Cương (薛家岗遗址) thuộc huyện Tiềm Sơn của An Huy đã phát hiện được dấu tích về hoạt động của loài người thời đại đồ đá mới cách nay khoảng từ 5 đến 6 nghìn năm, sau đó tại nhiều nơi trên địa bàn An Huy cũng đã phát hiện được những di chỉ văn hóa thời đại đồ đá mới.

Quân chủ khai quốc nhà Thương là Thành Thang đã từng định đô tại đất "Bạc", nay thuộc Bạc Châu ở bắc bộ An Huy. Khi đó, đại bộ phận cư dân tại An Huy không phải là tộc Hoa Hạ, song về sau những người Đông Di và Sơn Việt này đã dần dần đồng hóa thành tộc Hán.

Thời nhà Chu, trên địa bàn An Huy có nhiều nước chư hầu như Chung Li (钟离), Lục (六), Anh (英), Thư (舒), Thư Dung (舒庸), Thư Cưu (舒鸠), Thư Lục (舒蓼), Sào (巢), Từ (徐), Tiêu (萧) và Hoản (皖). Các nước nhỏ này dần bị hai thế lực lớn mạnh là nước Ngô và nước Sở thôn tính. Đến cuối thời Chiến Quốc, kinh đô Dĩnh (nay thuộc tỉnh Hồ Bắc) của nước Sở bị nước Tần công chiếm, vì thế Sở đã phải thiên đô đến Thọ Xuân (nay thuộc Thọ huyện của An Huy) vào năm 241 TCN. Đến năm 224 TCN, đại tướng nước Sở là Hạng Yên (项燕) đã bại trận trước 60 vạn đại quân Tần dưới sự chỉ huy của Vương Tiễn; đến năm 223 TCN, Thọ Xuân rơi vào tay Tần, nước Sở cũng diệt vong. Năm 221 TCN, Tần hoàn thành việc chinh phục sáu nước, thống nhất Trung Hoa.

Thời Tần, đại bộ phận khu vực An Huy thuộc Cửu Giang quận, đầu phía bắc thuộc Tứ Thủy quận và Nãng quận. Trong chiến tranh Hán-Sở, Hạng Vũ đã thua Lưu Bang trong trận Cai Hạ tại vùng thuộc huyện Cổ Trấn ngày nay, sau đó Hạng Vũ đã tự vẫn tại Ô Giang (nay thuộc Hòa huyện).

Thời Hán Vũ Đế, do áp lực từ nước Mân Việt, toàn bộ nước Đông Âu đã di dời từ nam bộ Chiết Giang đến Lư Giang quận (nay thuộc khu vực Thư Thành). Những năm cuối thời Hán, Thọ Xuân trở thành căn cứ của quân phiệt Viên Thuật. Năm 197, Viên Thuật chính thức xưng đế, tự xưng là Trọng Gia, đóng đô ở Thọ Xuân, song vùng đất kiểm soát của ông khi đó chỉ có 2 quận Cửu Giang và Lư Giang. Sau khi bị Lưu Bị đánh bại, Viện Thuật bị bệnh mất. Sau đó, Thọ Xuân về tay quân phiệt Tào Tháo.

Đến thời Ngũ Hồ thập lục quốc, các sắc dân du mục xâm nhập Hoa Bắc và lập nên các chính quyền khác nhau, còn ở phương Nam vẫn do các triều đại của người Hán cai quản. Trong khoảng thời gian này, bắc bộ An Huy trở thành tiền tuyến đối đầu giữa miền Nam và miền Bắc, ngọn lửa chiến tranh liên tục bùng lên. Năm 383, đã xảy ra đại chiến Phì Thủy giữa Tiền Tần và Đông Tấn, Phì Thủy được cho là con sông cổ chảy qua vùng mà nay là Lục An.

Những năm Khai Hoàng chi trị thời Tùy Văn Đế, kinh tế khu vực An Huy khôi phục và đạt được trình độ rất cao. Sau khi trải qua thời gian hỗn chiến cuối thời Tùy, đến khi Nhà Đường thống nhất Trung Hoa, An Huy lại có được hòa bình. Trong loạn An Sử, khu vực Hoài Hà ở bắc bộ An Huy đã bị chiến tranh tàn phá. Năm 875, tức cuối thời Nhà Đường, đã xảy ra khởi nghĩa Vương Tiên Chi, Hoàng Sào, quân nổi dậy từ Hà Nam đã sang Hòa huyện của An Huy rồi vượt sông Trường Giang để tới Hoản Nam, sau đó tiến đến tận Phúc Kiến, Quảng Đông, sau đó lại qua An Huy để đánh Trường An. 
Bản đồ - An Huy (Anhui Sheng)
Bản đồ
Google Earth - Bản đồ - An Huy
Google Earth
OpenStreetMap - Bản đồ - An Huy
OpenStreetMap
Bản đồ - An Huy - Esri.WorldImagery
Esri.WorldImagery
Bản đồ - An Huy - Esri.WorldStreetMap
Esri.WorldStreetMap
Bản đồ - An Huy - OpenStreetMap.Mapnik
OpenStreetMap.Mapnik
Bản đồ - An Huy - OpenStreetMap.HOT
OpenStreetMap.HOT
Bản đồ - An Huy - OpenTopoMap
OpenTopoMap
Bản đồ - An Huy - CartoDB.Positron
CartoDB.Positron
Bản đồ - An Huy - CartoDB.Voyager
CartoDB.Voyager
Bản đồ - An Huy - OpenMapSurfer.Roads
OpenMapSurfer.Roads
Bản đồ - An Huy - Esri.WorldTopoMap
Esri.WorldTopoMap
Bản đồ - An Huy - Stamen.TonerLite
Stamen.TonerLite
Quốc gia - Trung Quốc
Tiền tệ / Language  
ISO Tiền tệ Biểu tượng Significant Figures
CNY Nhân dân tệ (Renminbi) Â¥ or å…ƒ 2
ISO Language
UG Tiếng Duy Ngô Nhĩ (Uighur language)
ZH Tiếng Trung Quốc (Chinese language)
ZA Tiếng Tráng (Zhuang language)
Vùng lân cận - Quốc gia  
  •  Afghanistan 
  •  Bhutan 
  •  Kazakhstan 
  •  Kyrgyzstan 
  •  Lào 
  •  Miến Điện 
  •  Mông Cổ 
  •  Nê-pan 
  •  Pa-ki-xtan 
  •  Triều Tiên 
  •  Tát-gi-ki-xtan 
  •  Việt Nam 
  •  Ấn Độ 
  •  Nga